Răng khôn là gì?
Răng khôn hay răng số 8 là răng mọc trong độ tuổi từ 17 và 25. Vì thế mà đây cũng là thời điểm bắt đầu có thể nhổ răng khôn. Đây là chiếc răng mọc trong cùng của hàm. Mỗi người thường có 32 chiếc răng trong đó có 4 răng khôn.
Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức. Tuy nhiên, răng mọc khi mà xương hàm đã ngừng phát triển, dẫn đến răng thường mọc chèn chen chúc vào các răng khác. Vì vậy mà, nhổ răng khôn hay không và nhổ vào thời điểm nào là hợp lý là câu hỏi của hầu hết mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất nhé.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất
Thời điểm tốt nhất nên là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Sau thời gian ấy sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Chúng ta nên đi khám răng định kỳ thường xuyên, đi chụp X-quang để theo dõi quá trình phát triển của răng. Nhất là trẻ em trong giai đoạn phát triển. Nên đi khám răng 6 tháng 1 lần.
Răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn khi mọc lên có nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng mọc ngầm, mọc lệch. Về lâu về dài, sẽ dẫn đến các căn bệnh như:
- Viêm lợi trùm, viêm nướu. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài còn dẫn đến viêm nha chu
- Sâu răng
- Răng mọc chen chúc nhau
- Gây đau nhức, khó vệ sinh
Khi nào nên nhổ răng khôn
– Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại
– Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng ảnh hưởng đến răng bên cạnh
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
– Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
– Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
– Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ
– Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
– Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…
– Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Các bước nhổ răng khôn
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bước 2: Chụp phim X-quang, kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ bản
Bước 3: Tiến hành gây tê, nhổ răng
Bước 4: Chăm sóc khách hàng, làm giảm đau.
Nha Khoa GB Smiles Dental là nha khoa chuẩn quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm. Tại đây có trang thiết bị hiện đại cùng với bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Sở hữu ngay nụ cười đẹp, tham khảo tại FANPAGE và WEBSITE chúng tôi để cập nhật các ưu đãi ngay nhé!